Từ rất lâu, muối được biết đến với công dụng kháng khuẩn, chống sưng, tiêu viêm và được sử dụng rộng rãi bởi tính an toàn cao. Nước muối không chỉ được sử dụng trong hoạt động hàng ngày bảo vệ sức khỏe như rửa vết thương, súc miệng mà còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường khác như đau họng, viêm họng hạt hay viêm amidan cấp.
Cách dùng nước muối chữa bệnh viêm họng, viêm amidan
Pha nước muối như thế nào là đúng?
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu sưng đã được nhiều người công nhận nhưng pha nước muối thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết. Nước muối dùng để súc họng là nước muối loãng và ấm. Bạn cần chuẩn bị nước sạch, muối và nước đun sôi. Khi sử dụng, nước muối phải có độ mặn và nhiệt độ vừa phải với cơ thể bạn. Thông thường với mỗi cốc nước ấm 200ml, bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê muối trắng. Trong trường hợp thường xuyên sử dụng bạn có thể pha sẵn nước muối hơi mặn hơn một chút, cho vào chai đậy kín, khi sử dụng chỉ cần cho thêm nước nóng để đảm bảo nhiệt độ thích hợp.
Mách bạn phương pháp giảm đau họng với nước muối |
Cần chú ý rằng, nước muối đậm đặc tạo môi trường ưu trương, việc này có thể gây tình trạng mất nước và giết chết tế bào. Nhiều người cho rằng, dung dịch nước muối càng đậm đặc thì càng tốt trong việc diệt khuẩn tuy nhiên khoa học đã chứng minh quan niệm này hoàn toàn sai lầm trong điều trị. Súc miệng bằng nước muối quá mặn rất dễ gây ra tổn thương đến các tế bào ở miệng - họng.
Súc miệng nước muối ấm có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn tại khu vực hầu họng, lượng bạch cầu đến đây tăng lên làm giảm cảm giác đau họng, diệt khuẩn, tiêu đờm...
Súc họng thì thế nào đây?
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa súc họng và súc miệng. Tuy nhiên, đây là hai việc hoàn toàn khác nhau và tác dụng mà nó mang lại cũng không giống nhau. Vì thế, trước tiên cần phân biệt được súc miệng và súc họng.
Súc miệng là hành động sử dụng dung dịch súc miệng để loại bỏ vi khuẩn bám trên răng miệng nhằm điều trị viêm nhiễm vùng miệng, nướu và chân răng. Súc miệng chỉ có tác dụng với khu vực khoang miệng và ít có tác dụng với khu vực hầu họng.
Súc họng là động tác ngửa mặt lên, ép hơi từ phổ đi qua chất lỏng. Giữ chất lỏng ở khu vực cổ họng càng lâu càng tốt. Tạo ra tiếng khò khò từ 1 đến 2 phút để dung dịch lan sâu xuống dưới cổ họng. Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thư giãn các vùng cơ hầu họng để dung dịch xúc họng có thể đi sâu xuống cổ họng nhưng không tạo cảm giác khó chịu hay nuốt phải. Với viêm họng và viêm amidan cấp, súc họng cần thực hiện thường xuyên, mỗi ngày 2 lần trước khi đi ngủ vấu khi thức dậy. Kiên trì thực hiện trong vòng 20-30 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Liên kết hữu ích:
0 nhận xét :
Đăng nhận xét